
Thời gian gần đây dịch tay chân miệng đang bùng phát ở trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo. Ba mẹ cần biết cách chăm sóc bé bị tay chân miệng và nhận biết dấu hiệu chuyển nặng để đưa trẻ đến bệnh viện.
Bệnh tay chân miệng là gì ?
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, rất dễ trở thành dịch do virus đường ruột gây ra.
Đường nhiễm chính là từ nước bọt, phòng nước và phân của người bệnh. Thường gặp nhất ở trẻ nhỏ vì hay có thói quen đưa tay chân vào miệng.
Mặc dù tay chân miệng là bệnh lành tính, nhưng nếu không biết cách chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà đúng cách sẽ có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, phù phổi dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ

Việc nhận biết các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em giúp điều trị dễ dàng và hồi phục bệnh nhanh hơn. Bệnh bao gồm các giai đoạn cụ thể như:
1/ Giai đoạn ủ bệnh:
- Sau khi nhiễm Virus từ 3 đến 5 ngày. Trẻ có thể vẫn sinh hoạt bình thường và chưa có biểu hiện ra ngoài.
2/ Giai đoạn khởi phát ( kéo dài 1 – 2 ngày )
- Trẻ bắt đầu có các triệu chứng tay chân miệng như : sốt nhẹ, sổ mũi, đau họng, tiêu chảy liên tục, có hạch dưới cổ và hàm dưới.
3/ Giai đoạn bộc phát (từ 3 – 10 ngày)
- Viêm loét miệng: Bắt đầu xuất hiện những mụn nước với đường kính 2 – 3 mm ở vòm miệng, bên má, trên lợi và hai mặt bên của lưỡi. Các bóng nước vỡ ra rất nhanh tạo ra các vết loét khiến bé tăng nước bọt, đây là nguyên nhân trẻ bị đau rát miệng và làm trẻ biếng ăn.
- Phát ban toàn thân: Lòng bàn tay, chân, vùng mông và đầu gối xuất hiện các bóng nước lồi đường kính 2 – 10 mmm. Nổi ban toàn thân trên da hoặc dưới da.
Biến chứng tay chân miệng:
- Trẻ bị bệnh tay chân miệng có biểu hiện sốt, buồn nôn, một số trường hợp sốt cao, nôn nhiều có thể xuất hiện các biến chứng thần kinh như rối loạn tri giác, lơ mơ, mê sảng, co giật… Các biến chứng này thường xuất hiện rất sớm từ ngày 3 đến ngày 5 của bệnh.

4/ Giai đoạn lui bệnh
- Từ ngày thứ 7 đến 10 tính từ lúc bệnh khởi phát, đa số trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không xảy ra biến chứng.
Hướng dẫn ba mẹ chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
– Trường hợp trẻ bị tay chân miệng dạng nhẹ ( chỉ nổi mụn nước và loét miệng ) thì có thể chăm sóc và điểu trị tại nhà.
- Về dinh dưỡng: Cho bé uống nhiều nước mát và đồ ăn dễ tiêu hóa. Không được dùng đồ uống có vị chua, thức ăn cay nóng, gia vị.
- Thuốc điều trị : Dùng theo chỉ định của bác sĩ, có thể dùng paracetamol để hạ sốt, giảm đau cho trẻ.
- Vệ sinh miệng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối, các vết thương do mụn nước nên dùng dung dịch sát khuẩn để sát trùng.
- Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác, người lớn khi chăm sóc bé bị tay chân miệng nên đeo khẩu trang, sau khi tiếp xúc phải suát khuẩn để tránh bị lây nhiễm.
- Tắm rửa và vệ sinh thân thể bé hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn.
- Trong 7 ngày đầu từ khi bị bệnh, ngoài chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà và dùng thuốc, ba mẹ nên trưa trẻ đi khám đẻ phát hiện sớm những diễn biến bất thường:
- Theo dõi sát tình trạng bệnh: Trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh, ngoài việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà và dùng thuốc theo đơn thì nên đưa trẻ đi khám mỗi ngày để kịp thời điều trị khi thấy những diễn biến bất thường.
- Bệnh phát triển mạnh nhất trong tuần đầu, những virus có thể tồn tại trong phân đến vài tháng sau.
CẦN LƯU Ý: Khi phát hiện bé sốt cao trên 39°C hoặc kéo dài trên 48 giờ, quấy khóc liên tục, nôn ói nhiều, ngủ lịm, giật mình hoảng hốt trong giấc ngủ, tay chân run, khó thở…… Cần cho trẻ nhập viện ngay để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cách phòng và kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Hiện nay chưa có vắc xin để phòng bệnh tay chân miệng, vì vậy để phòng bệnh thì trẻ và ba mẹ cần thực hiện tốt các điều sau:
- Thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé hằng ngày giúp hạn chế lan truyền bệnh và chống bội nhiễm vi khuẩn gây hại đến sức khỏe bé.
- Dạy trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
- Tã và quần áo của trẻ bị bệnh phải ngâm dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.
- Giảm ngứa cho trẻ bằng các loại thuốc kháng histamine thông thường như Chlorpheniramine, Theralene…theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Thực hiện việc ăn chín, uống sôi và khử khuẩn môi trường xung quanh trẻ bị bệnh.
- Cần cách ly bé tại nhà cho đến khi hết bệnh ( ít nhất là 7 ngày ).

Trên đây là những thông Baby Moshi chia sẻ về cách chăm sóc bé bị tay chân miệng để mau lành bệnh và chống lây nhiễm sang các bé khác trong nhà. Tuy nhiên ba mẹ vẫn cần theo dõi trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện những biến chứng để có thể điều trị kịp thời.
Xem thêm>
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé
Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...
Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào
Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...
Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình
Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé