Khủng hoảng tuổi lên 2 là một giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và không biết cách ứng xử. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giai đoạn này, các biểu hiện thường gặp và cách giúp con vượt qua khủng hoảng một cách nhẹ nhàng.
I. Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Khủng hoảng tuổi lên 2, còn được gọi là “Terrible Twos”, là một giai đoạn phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ em khoảng 18- 36 tháng. Đây là một giai đoạn mà các em thể hiện sự độc lập, bướng bỉnh, nổi loạn và thường xuyên thay đổi cảm xúc.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2:
- Sự phát triển não bộ
- Sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
- Mong muốn độc lập
- Thiếu kiên nhẫn
II. Những biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2
Không phải đứa trẻ nào cũng sẽ rơi vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Nhưng ba mẹ cần chú ý nếu con có các dấu hiệu sau đây thì có lẽ bé đang bị khủng hoảng lên 2, khi đó cần ba mẹ đồng hành vượt qua cùng con.
5 dấu hiệu của khủng hoảng trẻ lên 2 như sau:
1. Dễ cáu giận, bùng nổ cảm xúc:
Trẻ trong giai đoạn khủng hoảng 2 tuổi thường bất ngờ bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, như quấy khóc vô cớ, gào thét không giải thích được. Ví dụ như khi không thể tự mang giày hoặc tìm thấy đồ chơi, các em không thể diễn tả cảm xúc bên trong mình với cha mẹ, dẫn đến việc khóc lóc.
Trong giai đoạn này, trẻ có thể từ chối mọi yêu cầu từ người lớn. Khi trẻ nói không, điều này không nhất thiết là sự phủ nhận mà có thể là cách của trẻ để thu hút sự chú ý, tạo sự khác biệt với người lớn và mong muốn nhận lại phản hồi thông qua tương tác hay cảm xúc rõ ràng từ người lớn. Điều này đặc biệt gây hứng thú cho trẻ.
2. Không điều chỉnh được cảm xúc:

Mẹ có thể thấy bé vừa vui vẻ, chơi đùa, nhưng lúc sau lại cáu gắt. Các biểu hiện cảm xúc của trẻ trong giai đoạn này diễn ra rất nhanh và khó kiểm soát. Hơn nữa, trẻ có thể tức giận và bực bội ngay khi không hài lòng, thể hiện qua các hành vi như làm nũng, ném đồ, cào, câu, cắn…
3. Muốn tự thể hiển mình:
Trẻ giai đoạn này rất thích thực hiện mọi việc theo ý mình, không tuân theo quy tắc hay cách làm của cha mẹ từ trước. Ví dụ như: mang dép, quần áo ngược, đi sang đường mà không muốn nắm tay ba mẹ… Hành vi này xuất phát từ những biến đổi tâm lý khiến trẻ muốn tự lập, chứng tỏ bản thân và thể hiện sở thích riêng của mình.
4. Khủng hoảng tuổi lên 2 khóc đêm:
Bị rối loạn giấc ngủ, ban ngày thì ngủ nhiều đêm thì thức đòi chơi, quấy khóc…. Vì ban ngày trẻ đã trải qua các cảm xúc phấn khích, vui buồn lẫn lộn hoặc do háo thực muốn thực hiện một kỹ năng mới.
5. Biếng ăn:
Đây cũng là một biểu hiện khiến mẹ phải đau đầu, trẻ sẽ biếng ăn hoặc mải chơi không chịu ăn.
> > > Xem ngay : Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không
Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài trong bao lâu?
Thời gian kéo dài của khủng hoảng tuổi lên 2 không giống nhau ở từng trẻ, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tuỳ thuộc vào các yếu tố khác nhau như môi trường sống, giáo dục, sự phát triển tâm lý và cách cha mẹ ứng xử với trẻ.
Thông thường sẽ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.
III. Cách mẹ vượt qua khủng hoảng lên 2 cùng bé
- Tôn trọng cảm xúc của trẻ: Cha mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu những cảm xúc mà trẻ đang trải qua, giúp trẻ cảm thấy an toàn khi bộc lộ cảm xúc.
- Tạo không gian an toàn cho trẻ: Hãy tạo ra môi trường an toàn và yêu thương để trẻ có thể tự do khám phá và thể hiện bản thân.
- Giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc: Dạy con cách nhận biết và đối phó với cảm xúc, ví dụ như sử dụng lời nói hoặc hành động thay vì quát tháo, đánh nhau.
- Khen ngợi và khuyến khích trẻ: Khi trẻ làm được việc gì đó tốt, hãy khen ngợi và khuyến khích để tăng cường sự tự tin và tính tự lập.
- Nhẫn nại và kiên trì: Cha mẹ cần kiên trì và nhẫn nại trong việc giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2. Đừng vội vàng hay tức giận khi trẻ không ngay lập tức tuân theo.
IV. Các câu hỏi thường gặp trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2
- Có nên phạt trẻ khi nổi loạn?
Hãy sử dụng hình phạt hợp lý và giáo dục trẻ về hậu quả của hành vi xấu. Không nên quát nạt con, vì làm vậy có thể gây phản tác dụng, làm cho trẻ bướng hơn.
- Làm thế nào để giúp trẻ ngủ đêm dễ dàng hơn?
Tạo lập thói quen ngủ định kỳ và giúp trẻ thư giãn trước giờ ngủ. Không gian ngủ của trẻ cần yên tĩnh, tránh tiếng ồn và hạn chế các thiết bị giải trí như tivi, điện thoại. Ba mẹ có thể kể chuyện cho bé trước khi ngủ hoặc bật nhạc nhẹ nhàng để giúp con ngủ ngon hơn.
> > > Xem thêm : Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em
- Cách giải quyết khi trẻ ghen tỵ với anh chị em:
Dành thời gian riêng biệt cho từng đứa trẻ và giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ anh chị em.
- Làm sao để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn?
Thử nghiệm các món ăn mới, tạo hứng thú bằng cách trang trí bữa ăn và tham gia vào việc nấu ăn cùng trẻ
Khủng hoảng tuổi lên 2 là một giai đoạn phát triển quan trọng, đồng thời cũng là thử thách lớn đối với cha mẹ. Hãy nhớ rằng, đây không phải là dấu hiệu của sự nuông chiều hay thất bại trong việc nuôi dạy, mà là một phần tự nhiên của quá trình phát triển của trẻ. Bằng cách kiên nhẫn, thông cảm và hỗ trợ con một cách tích cực, cha mẹ sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, đồng thời góp phần phát triển kỹ năng và tính cách tốt cho trẻ trong tương lai.
Xem thêm>
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé
Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...
Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào
Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...
Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình
Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé