[Cảnh Báo] Nguy Cơ Biến Chứng Tay Chân Miệng Ở Trẻ

Phụ huynh không được chủ quan với bệnh tay chân miệng. Đặc biệt khi xảy ra biến chứng của tay chân miệng ở trẻ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

dau-hieu-va-bien-chung-tay-chan-mieng
Biến chứng tay chân miệng

Lý do dẫn đến biến chứng tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm. Đặc biệt là khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh sang nóng rất dễ bùng phát mạnh. Trong những năm gần đây thì tay chân miệng có xu hướng tăng trong khoảng thời gian tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 9 – thang 12 hằng năm.

Bệnh tay chân miệng khá lành tính, thường biến chứng tay chân miệng xảy ra và trở nên nguy hiểm do các yếu tố:

– Do phụ huynh chủ quan và thiếu hiểu biết trong việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng.

– Nhầm lẫn dấu hiệu bệnh với cảm cúm, thủy đậu… Dẫn đến không điều trị kịp thời, đến lúc phát hiện đã trở nặng và gây ra biến chứng ở trẻ bị tay chân miệng.

– Sức đề kháng của trẻ còn yếu trong khi bệnh lại có khả năng lây lan nhanh chóng và trẻ chưa biết cách tự bảo vệ mình.

Biến chứng xảy ra khi nào:

  • Biến chứng của bệnh tay chân miệng xảy ra khi trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục, nôn ói. Bao gồm các biến chứng như: biến chứng thần kinh, hô hấp, tim mạch và thường xuất hiện sớm hơn các bệnh lý khác từ ngày thứ 2 đến thứ 5 khi bệnh vừa khởi phát.
sot-cao-de-dan-den-bien-chung-tay-chan-mieng
Sốt cao dẫn đến biến chứng của tay chân miệng

Các biến chứng tay chân miệng ở trẻ cực kỳ nguy hiểm

Biến chứng nguy hiểm nhất chính là viêm não – viêm màng não, viêm cơ tim và phù phổi cấp.Bé bị tay chân miệng Nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn từ 3 – 5 nếu không xảy ra biến chứng.

Hướng Dẫn Ba Mẹ Cách Chăm Sóc Bé Bị Tay Chân Miệng Tại Nhà

Biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thần kinh:

– Biến chứng thần kinh như Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy với các biểu hiện:

  • Bé hay giật mình, co giật 1 – 2 giây ở tay và chân, thường xuất hiện khi cho trẻ nằm ngửa hoặc khi ngủ.
  • Người bứt rứt, ngủ gà, hay bị chới với, tứ chi run đi không vừng, mắt nhìn ngược.
  • Rung giật nhãn cầu.
  • Tăng trương lực cơ.
  • Liệt dây thần kinh sọ não.

Trường hợp nặng : Hôn mê thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.

bien-chung-nang-de-gay-ra-tu-vong-o-benh-tay-chan-mieng
Bé bị tay chân miệng Trường hợp biến chứng nặng dễ dẫn đến tử vong

Biến chứng chân tay miệng ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp

– Các ảnh hưởng đến tim mạch và hô hấp của bệnh như viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm :

  • Mạch đập nhanh ( có lúc trên 150 lần / phút ).
  • Thời gian làm đầy mao mạch chậm (trên 2 giây).
  • Biểu hiện rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh, có thể chỉ khu trú tại một vùng cơ thể (tay hoặc chân…)
  • Biến chứng tay chân miệng ở giai đoạn đầu, huyết áp tăng cao (chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 110 mmHg (đối với trẻ dưới 1 tuổi), ≥ 115 mmHg (đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi), ≥ 120 mmHg (đối với trẻ trên 2 tuổi). Giai đoạn sau: Không đo được mạch và huyết áp;

Các biến chứng cực kỳ nguy hiểm của tay chân miệng

Trẻ khó thở là dấu hiệu tình trạng trẻ đang diễn tiến nặng.

  • Khó thở, thở nhanh, hơi ngắn, khò khè, ngực rút lõm không đều.
  • Phù phổi cấp : Trẻ bị sủi bọt hồng kèm khó thở, da tím tải, nội khí quản có lẫn máu và bọt hồng.

Biến chứng đối với thai kỳ

  • Bộ y tế đã nêu ra phụ nữ mang thai bị mắc tay chân miệng trong 3 tháng đầu có nguy cơ bị sảy thai, mặc dù tỉ lệ này rất thấp, nhưng mẹ cũng cần phải chú ý phòng ngừa và hạn chế tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh khi đang trong thai kì.

Một số trường hợp thai phụ mắc bệnh tay chân miệng sinh con có thể mắc bệnh này nhưng triệu chứng nhẹ, không đáng lo.

Hầu hết trường hợp mắc bệnh đều có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên cần phải được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời mới tránh được nguy cơ xảy ra biến chứng tay chân miệng. Vì vậy ba mẹ cần tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh để kịp thời thăm khám cho trẻ càng sớm càng tốt.

 

� Website: https://xedaychobe.vn
� Showroom: 52 đường số 5 – CX Bình Thới, P.8, Q.11 Tp.HCM
☎ Điện thoại: 0988 988 488
�Email : xedaychobe4692@gmail.com

 

 

 

Xem thêm>

Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?

Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...

Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...

Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được

Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...

Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé

Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...

Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào

Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...

Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ ngon, không giật mình

Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...

phone-icon
facebook-icon
zalo-icon