Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là một việc cần thiết ngay khi trẻ vừa chào đời, vệ sinh rốn cho bé sơ sinh cần phải làm gì ? Có nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh không ? Là những thắc mắc thường gặp của ba mẹ. Cùng Baby Moshi tìm hiểu bài viết dưới đây để có được những thông tin hưu ích nhé.
Chăm sóc rốn cho bé như thế nào cho đúng ?

1/ Vệ sinh rốn
- Dây rốn giúp kết nối thai nhi và nhau thai trong tử cung, là đường dẫn các chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang con. Ngay khi vừa sinh ra, các y tá sẽ kẹp lại phần dây rốn đã cắt để giữ cho cuống rốn sạch sẽ.
- Quan niệm của nhiều phụ huynh là không nên tắm bé khi rốn chưa rụng, thật ra việc này cũng không ảnh hưởng gì, miễn là giữ cho cuống rốn khô và tránh chạm vào nước.
- Thông thường rốn sẽ khô dần và rụng đi trong thời gian từ 10 – 16 ngày sau khi sinh, khi đó mẹ nên vệ sinh rốn cho bé mỗi ngày bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm để lau khô.
- Bạn có thể dùng băng gạc rốn để cố định, tránh bị cọ xát khi trẻ cử động, nhưng phải đảm bảo cuống rốn thoáng sẽ giúp mau khô và rụng nhanh hơn.
2/ Mẹ nên cẩn thận khi mặc tã và quần áo cho bé
- Phần rốn của trẻ rất nhạy cảm, vì vậy khi mặc quần áo mẹ tránh chạm vào khu vực này, tã phải được gấp ở dưới rốn.
- 3/ Không chạm vào cuống rốn.
- Không sờ và bôi bất kì chất nào lên cuống rốn vì có thể bị nhiễm bẩn với các bào tử nấm, vi khuẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn.
- 4/ Để rốn rụng tự nhiên.
- Mẹ cũng đừng lo lắng khi thấy rốn bé chưa rụng, có nhiều trường hợp cuống rốn rụng khá trẻ. Vì vậy trong thời gian này, phải chờ cho cuống rốn rụng tự nhiên, tránh tác động lên nó.
- Khi phát hiện các dấu hiệu như chảy máu, chảy nước vàng…. Mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để thăm khám ngay.

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh.
- Rửa tay bằng xà bông và lau khô, nên vệ sinh rốn khi vừa tắm bé xong.
- Dùng gạc vô trùng để nâng dây rốn và quan sát tình trạng phần chân, dây rốn, mặt cắt cuống rốn và phần da xung quanh xem có bị đỏ hay dịch vàng, có mùi hôi không.
- Dùng thanh tampon chấm cồn 70 độ vệ sinh rốn từ đầu xuống chân cuống rốn, kéo ra da bụng xung quanh chân rốn 3cm.
- Chờ cồn khô, đắp gạc mỏng vô trùng hoặc có thể để hở.
- Quấn tã dưới rốn, tránh để vết bẩn, phân hay nước tiểu dính vào vùng rốn.
- Chăm sóc rốn mỗi ngày đến khi khô vết thương.

Dấu hiệu nhiễm trùng rốn ở trẻ
- Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là việc quan trọng, vì đậy là vết thương hở nên rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách, với biến chứng nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu.
- Nếu có các dấu hiệu sau lập tức đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời:
- Ửng đỏ vùng da, chân quanh cuống rốn.
- Chảy nước vàng, có mủ và mùi hôi.
- Sau khi rốn rụng nhưng còn lại phần u nhỏ.
- Tiếp tục rỉ dịch vàng dù đã rụng.
- Rốn bị lồi.
Lưu ý trường hợp nhiễm trùng nặng: Tình trạng sưng đỏ lan rộng hơn 2cm, bắt đầu hoại tử xuống lớp cơ dưới da của bé, kèm theo sốt và các triệu chứng nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng.
Ngoài ra khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần tránh các điều sau:
Không được băng rốn quá chật, quan niệm của nhiều người khi băng kín sẽ bảo vệ an toàn cuống rốn. Nhưng băng kín rốn sẽ tạo môi trường cho vi trùng phát triển, làm rốn bị đỏ, chảy mủ…
Bôi thuốc đỏ hoặc các bài thuốc dân gian, mẹo như: đắp lá, hạt tiêu… với mong muốn rốn mau rụng.
Tuyệt đối không chạm – giật hay cắt bỏ cuống rốn của trẻ hoặc khi còn dính một phần nhỏ của rốn.
Không tự ý sử dụng kháng sinh nếu không có chỉ định bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:
- Mẹ đã biết chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách chưa ?
- Hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà
- Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc đêm
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách ngay từ khi chào đời giúp bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng rốn, Baby Moshi hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin và biết rửa rốn cho bé đúng cách.
Xem thêm>
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé
Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...
Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào
Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...
Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình
Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé