Hầu hết các mẹ thường gặp vấn đề với việc chuẩn bị đồ cho bé sơ sinh, nhất là những mẹ lần đầu sinh con chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn mua. Có những mẹ vì quá háo hức mà sắm sửa rất nhiều đồ, ngược lại cũng có những mẹ mua thừa cái này, thiếu cái kia. Để giải quyết vấn đề này của các mẹ, xedaychobe.vn xin gợi ý list những đồ cần chuẩn bị cho bé sơ sinh ngay trong bài viết này!
Đồ cho mẹ khi sinh cần những gì?
- Quần áo dài tay mặc khi xuất viện: 1 bộ – tốt nhất là nên chọn bộ rộng rãi, có thiết kế thuận tiện khi cho con bú.
- Bỉm cho mẹ sau sinh: 4-5 miếng.
- Quần lót cho mẹ sau sinh: 1 gói 5 chiếc.
- Mũ trùm đầu: 1-2 chiếc.
- Tất chân: 1-2 đôi.
- Đồ dùng vệ sinh cá nhân: bàn chải đánh răng, kem đánh răng, nước súc miệng, khăn mặt, dầu gội khô, chậu nhỏ, giấy vệ sinh, cốc có nắp và thìa.
Đồ sơ sinh cần mua những gì? Gợi ý list những đồ cần chuẩn bị cho bé sơ sinh
Đồ cho trẻ sơ sinh cần những gì là câu hỏi mà không ít bà mẹ trẻ thắc mắc và bối rối vì không biết nên chọn mua những món đồ dùng nào cho bé khi bé chào đời. Thấu hiểu những băn khoăn này, xedaychobe.vn mách bạn những thông tin hữu ích ngay sau đây. Hãy nhanh tay lưu lại để chuẩn bị thật đầy đủ đồ dùng cho bé nhé!
1. Quần áo cho bé
Một trong những đồ cần chuẩn bị cho bé sơ sinh không thể thiếu trong giỏ đồ đi sinh đó là quần áo cho bé. Khi chuẩn bị, mẹ cần ghi nhớ những chi tiết sau:
Chọn quần áo có chất vải cotton 100%. Đây là loại vải có khả năng hút ẩm cao, độ mềm mại tốt phù hợp dành cho làn da của các bé.
Đừng quên cắt hết nhãn mác, chỉ thừa để tránh chúng cọ vào người trẻ, làm trẻ khó chịu. Bạn cũng nên giặt sạch đồ mới mua và phơi thật khô nhé.

2. Bao tay, tất chân cho trẻ sơ sinh
Việc dùng bao tay, tất chân cho con trong 3 tháng đầu đời là vô cùng cần thiết. Da trẻ sơ sinh khá mỏng, dễ nhiễm lạnh, hơn nữa móng tay lại nhanh dài nên việc đeo bao tay, tất chân sẽ giúp bé tránh được những tổn thương không đáng có. Với đồ dùng cho trẻ sơ sinh này, bạn chỉ cần xếp vào giỏ đồ khoảng 5 đôi là đủ. Điều quan trọng mẹ cần nhớ là hãy giặt sạch bao tay, bao chân trước khi cho bé dùng nhé.
3. Mũ sơ sinh
Đội mũ sơ sinh cho bé không chỉ giúp bé được giữ ấm mà nó còn bảo vệ thóp – bộ phận nhạy cảm, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Chính vì vậy, mẹ nên chọn mua loại mũ có chất vải mềm mại, dễ co dãn, chất liệu cotton. Đặc biệt, các mẹ nên thay mũ cho bé thường xuyên để tránh ra mồ hôi nhiều trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn gây hại đến trẻ.
4. Khăn xô, khăn sữa cỡ nhỏ/lớn
Một trong những đồ sơ sinh cần thiết cho bé không thể không nhắc đến đó là những chiếc khăn xô, khăn sữa. Bởi những chiếc khăn này tiếp xúc trực tiếp với làn da non nớt và nhạy cảm của trẻ nên khi mua các mẹ cần lưu tâm đến việc kiểm tra bề mặt khăn có mịn hay không nhé. Mẹ cũng nhớ là nên ưu tiên chọn khăn làm từ chất liệu cotton để ngừa tình trạng bé bị kích ứng nổi mẩn đỏ, viêm da,.. do khăn.
Ngoài ra, mẹ nên đánh dấu khăn cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau của bé. Ví dụ, khăn lau mặt, lau tay, khăn dành khi bé trớ, bé ị tè… Điều này thật sự quan trọng nhưng ít mẹ nào chú ý đến. Mục đích của việc đánh dấu để nhằm đảm bảo vệ sinh tối đa cho trẻ sơ sinh.
Khăn xô cho em bé cỡ nhỏ lớn
5. Chăn ủ sơ sinh
Chăn ủ sơ sinh còn được gọi với tên gọi khác đó là túi ngủ cho trẻ, nó cũng giống như những loại chăn khác nhưng được thiết kế với đa dạng hình thù các con vật như gấu, chó, lợn, mèo, thỏ,…Chăn ủ có công dụng chính là dùng để giữ ấm cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra chăn ủ còn giúp chống giật mình cho trẻ sơ sinh, giúp con có được giấc ngủ ngon lành và sâu giấc hơn, nhất là trong những khi thời tiết se lạnh.
Mẹ nên chọn những chiếc chăn có chất liệu mềm mại, thoáng khí và an toàn cho làn da của bé. Tùy vào thời điểm bé sinh ra mà mẹ có những lựa chọn khác nhau. Ví dụ bé sinh vào mùa đông, mẹ nên chọn chiếc chăn dạ, nỉ, với những bé sinh vào mùa hè thì mẹ nên chọn loại chăn lưới, mỏng mát cho bé.

List đồ sơ sinh cần thiết khác cho bé
Bên cạnh những đồ cần chuẩn bị cho bé sơ sinh ở trên, bố mẹ có thể quan tâm một số món đồ sau:
Đồdùng cho bé | Số lượng
| Công dụng |
Băng rốn | 3 hộp | Trẻ sơ sinh thường sẽ rụng rốn sau 9-10 ngày và mất thêm vài ngày rỉ máu. Khi đó, mẹ sẽ cần sử dụng đến băng rốn. |
Tưa lưỡi | 5 hộp | Tưa lưỡi được sử dụng để làm sạch lưỡi cho bé. |
Bỉm trẻ em | 3 bịch | Trẻ sơ sinh sẽ cần ít nhất 5 – 6 miếng bỉm, tã/ngày trong những tháng đầu đời. Mẹ nên chọn loại bỉm tã được nghiên cứu và sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh. Gợi ý: Bỉm Merries, Moony, Huggies… |
Tã lót xô | 1 gói 10 chiếc | Sử dụng để đóng tã cho bé. Tuy nhiên nếu sử dụng bỉm cho bé rồi thì không cần sử dụng tã lót xô nữa |
Tã chéo | 1 gói
| Sử dụng để quấn tã xô. Còn nếu bé dùng bỉm thì mẹ có thể dùng tã chéo để giữ ấm chân và bụng bé. Tuy nhiên, đồ dùng này tùy theo nhu cầu sử dụng của mẹ, mua hay không cũng được mẹ nhé. |
Chiếu lót | 2-3 chiếc |
|
Chăn cho bé | 2 chiếc | Sử dụng chăn có chất liệu Cotton mềm mại để đắp cho bé khi trời mát hay nằm trong môi trường điều hoà.
|
Gối chống giật mình cho bé | 1 chiếc | Nên chọn loại chặn qua ngực hoặc loại đỡ lưng. Nếu đã sử dụng quấn chũn cho bé thì không cần mua gối chặn. |
Tăm bông cho trẻ sơ sinh
| 1 hộp | Chọn loại tăm bông nhỏ, sử dụng để vệ sinh mũi hay tai cho bé. |
Bấm móng tay | 1 chiếc | Móng tay của trẻ thường rất nhanh dài. Do đó mẹ nên mua có một chiếc bấm móng tay chuyên dùng để cắt móng tay cho bé, không để móng tay dài vì có thể cào vào mặt bé. |
Bình sữa trẻ em | 2 cái
| Mẹ có thể chọn bình sữa làm bằng nhựa, thủy tinh hoặc Silicone đến từ các thương hiệu uy tín cho bé. |
Bộ cọ rửa bình sữa | 1 bộ | Để vệ sinh bình sữa của bé sau khi sử dụng. |
Nước rửa bình sữa | 1 cái | Nên chọn loại nước rửa bình có thành phần tự nhiên, tránh xa những loại có hương liệu. Gợi ý: Nước rửa bình Arau,… |
Máy tiệt trùng bình sữa | 1 chiếc | Sử dụng để tiệt trùng bình sữa, các bộ phận của máy hút sữa… |
Máy hâm sữa | 1 bộ | Sử dụng để hâm nóng sữa mẹ cho bé uống.
|
Sữa tắm gội trẻ em | 1 bình | Giúp làm sạch cơ thể bé, sản phẩm mẹ có thể tham khảo như: Arau Baby… |
Kem chống hăm cho bé | 1 hộp | Trẻ nhỏ thường xuyên phải mặc bỉm. Để hạn chế tối đa tình trạng hăm tã thì việc sử dụng kem chống hăm cho bé là một giải pháp tốt. |
Dụng cụ hút mũi cho bé | 1 chiếc | Nên chọn loại hút mũi có đầu hút nhỏ và mềm. Sử dụng khi bé bị tắc mũi, thở khò khè. |
Túi sữa | 1 chiếc | Sử dụng để đựng đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé khi đi ra ngoài. |
Nước giặt quần áo cho trẻ sơ sinh | 1 bình | Nên chọn mua nước giặt dành riêng cho trẻ em có chiết xuất 100% từ tự nhiên.
|
Màn chụp chống muỗi | 1 cái | Phần lớn thời gian trẻ sơ sinh chỉ ngủ. Do đó, một chiếc màn chụp chống muỗi sẽ bảo vệ bé tránh khỏi những loại côn trùng gây bệnh. |
Xe đẩy cho trẻ em | 1 chiếc | Hiện có rất nhiều sản phẩm xe đẩy trẻ em với đủ phân khúc giá. Nếu mẹ thường xuyên phải di chuyển thì nên chọn loại xe có thiết kế nhẹ, đẩy 2 chiều. |
Nôi ngủ cho bé | 1 cái | Nôi trẻ em có tác dụng tạo cho bé không gian riêng để ngủ, để vui chơi |
Ghế rung cho bé | 1 chiếc | Dỗ bé ngủ, giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn |
Tất tần tật kinh nghiệm mua đồ sơ sinh ĐẦY ĐỦ nhưng vẫn TIẾT KIỆM
Để việc mua đồ sơ sinh được đầy đủ mà vẫn tiết kiệm, mẹ cần chú ý một vài điều nhỏ như sau:
Hãy lên danh sách thật chi tiết những đồ sơ sinh cần mua
Cần lên danh sách thật chi tiết những đồ sơ sinh cần thiết cho bé trước khi mua và chọn mua ở những cửa hàng uy tín, chất lượng. Theo kinh nghiệm của các mẹ đã sinh trước đó, thời điểm thích hợp nhất để mẹ lên kế hoạch mua đồ sơ sinh là từ những tháng thứ 7, thứ 8 của chu kỳ thai và nên tham khảo ý kiến bạn bè, người thân trước khi mua.

Chuẩn bị một khoản tài chính cho việc mua đồ sơ sinh
Những món đồ sơ sinh của bé có giá tuy không cao nhưng tổng số tiền bạn phải trả cũng không phải nhỏ. Để tránh phát sinh thêm những chi phí không nằm trong kế hoạch, các mẹ nên tự dặn mình kiềm chế, chỉ nên mua đúng theo những gì có trong danh sách đã chuẩn bị.
Tránh mua quá nhiều đồ cùng một lúc
Nhiều bố mẹ mang tâm lý “thừa hơn thiếu”, vậy nên thường chuẩn bị rất nhiều đồ cho bé. Điều này có thể dẫn đến tình trạng lãng phí. Bởi trẻ nhỏ thường lớn nhanh, vì thế các mẹ không nên mua nhiều đồ cùng một lúc. Thay vào đó có thể mua đa dạng các món (ví dụ như quần áo thì có quần áo mặc mùa đông, quần áo mặc mùa hè, đồ ở nhà, đồ đi ra ngoài…).
Ngoài ra, mẹ cũng không nhất thiết phải mua toàn những đồ hiệu, đồ quá đắt tiền, vì trẻ còn nhỏ nên điều này chưa cần thiết. Mẹ chỉ nên tập trung vào những tiêu chí mang lại sự an toàn, thoải mái để bé phát triển vận động là được.
Không nên mua đồ có nhiều màu sắc
Không nên mua quần áo, khăn cho bé có quá nhiều màu sắc rực rỡ vì nó thường có chứa chất tạo màu, điều này có thể gây kích ứng cho làn da non nớt, nhạy cảm của trẻ. Mẹ nên ưu tiên chọn những đồ màu trắng, có chất cotton mềm mịn, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt.
Đồ cho trẻ sơ sinh cần những gì? Với những thông tin trên đây mà xedaychobe.vn chia sẻ, chắc hẳn là các mẹ đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của mình và phần nào yên tâm để chuẩn bị cho hành trình vượt cản của mình rồi nhỉ. Chúc mẹ có hành trình vượt cạn thành công!
Xem thêm>
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé
Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...
Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào
Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...
Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình
Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé