Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không ? Đây là câu hỏi mà không ít cha mẹ thắc mắc khi nhận ra con của mình chậm phát triển kỹ năng nói so với trẻ cùng lứa. Hiểu được nỗi lo này, Baby Moshi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, các giai đoạn phát triển kỹ năng nói của trẻ, cũng như đưa ra những giải pháp hữu ích để hỗ trợ trẻ tập nói. Hãy cùng xem để biết liệu rằng việc em bé 2 tuổi chưa biết nói có đáng lo ngại hay không.

I. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi chậm nói. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để xác định vấn đề con gặp phải và cho bé điều trị sớm. Dưới đây là một số vấn đề mà em bé có thể đang đối mặt:

1. Chậm nói do mắc một số bệnh lý

Một số bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tai – mũi – họng hoặc hệ thần kinh có thể khiến trẻ chậm nói. Các bệnh thường gặp gồm viêm tai giữa, viêm mạn tính và các bệnh liên quan đến thính giác, khiến trẻ khó hiểu và bắt chước lời nói của người xung quanh. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh về lưỡi hoặc vòm miệng. Cha mẹ cần cho con đi khám và điều trị sớm để quá trình tập nói của con bị ảnh hưởng ít nhất.

cac-nguyen-nhan-khien-tre-cham-biet-noi
Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói

2. Chậm nói do ảnh hưởng tâm lý

Tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu trẻ vô tình trải qua biến cố hay tai nạn nghiêm trọng, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Do đó, cha mẹ cần dành nhiều thời gian chơi đùa và trò chuyện cùng con từ khi còn nhỏ. Cuộc sống hiện đại đôi khi khiến cha mẹ thiếu quan tâm đến con, dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ.

3. Chậm nói do mắc bệnh tự kỷ

Nếu trẻ chậm nói, cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của con và đưa bé đi khám sớm, vì chậm nói là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Bệnh tự kỷ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ do sự xuất hiện của nhiều loại gen bất thường, gây rối loạn sự phát triển của hệ thần kinh và khiến em bé có những biểu hiện khác so với trẻ bình thường.

4. Do cho trẻ xem tivi, điện thoại

sử dụng điện thoại và tivi quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng nói của trẻ. Nếu trẻ dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử thay vì tương tác và giao tiếp với người xung quanh, điều này có thể làm giảm khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ cần được tương tác và giao tiếp thường xuyên với người lớn và các em nhỏ khác để phát triển kỹ năng nói. Nếu trẻ dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, điều này có thể dẫn đến việc thiếu kích thích trong việc giao tiếp và gây trì trệ trong phát triển kỹ năng nói của trẻ.

tre-cham-noi-do-xem-tivi-nhieu
Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không

II. Dấu hiệu ở trẻ 2 tuổi chậm nói

Để nhận biết liệu em bé 2 tuổi có bị chậm nói hay không, cha mẹ cần quan sát và so sánh các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy em bé 2 tuổi có thể đang gặp vấn đề về kỹ năng nói:

1. Khó khăn trong giao tiếp bằng lời

Em bé 2 tuổi không thể thốt ra lời khi giao tiếp với các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, trẻ sẽ dùng tay để chỉ trỏ, ra dấu để biểu thị mong muốn hoặc yêu cầu của mình.

2. Lặp lại câu hỏi thay vì trả lời

Khi trẻ được hỏi, em sẽ lặp lại câu hỏi của người khác thay vì trả lời. Đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang gặp vấn đề về kỹ năng nói.

vi-sao-tre-2-tuoi-cham-biet-noi

3. Khó nhớ và bắt chước âm thanh

Em bé gặp khó khăn trong việc nhớ hay nhái giọng, bắt chước các âm thanh xung quanh mình. Trẻ chỉ có thể nói được những tiếng ngắn, quen thuộc mà không thể nói ra được các câu dài.

4. Giọng nói không rõ ràng

Giọng của trẻ không giống như bình thường, sử dụng giọng mũi, tiếng nói the thé mà không nghe rõ.

5. Khó hiểu thông điệp đơn giản

Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những thông điệp đơn giản từ người xung quanh. Ví dụ như khi cha mẹ bảo trẻ đi ăn cơm, trẻ cần một khoảng thời gian dài để chờ ra dấu mới hiểu ý muốn của người lớn.

Nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu trên, đừng vội lo lắng mà hãy đưa trẻ đến gặp chuyên gia để có sự đánh giá chính xác và nhận được hỗ trợ phù hợp.

em-be-2-tuoi-cham-noi

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến một số dấu hiệu khác liên quan đến khả năng nói của trẻ:

  • Khi trẻ 2 tuổi chỉ có thể phát âm hoặc nói vài từ đơn giản, điều này cần được quan tâm.
  • Ở độ tuổi 3, nếu trẻ chưa trả lời được tên, tuổi của mình, cũng như chưa nói được những câu ngắn, đây cũng là dấu hiệu cần lưu ý.
  • Đối với trẻ 4 tuổi, nếu chưa đặt được những câu hỏi như “Tại sao?”, “Ai đó?”, “Ở đâu?” và số lượng câu nói ít hơn 8 câu, cha mẹ cũng cần quan sát và hỗ trợ.

> > > Xem thêm : Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì

III. Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không

Mỗi đứa trẻ đều có quá trình phát triển đặc trưng riêng biệt. Ba mẹ không nên so sánh con mình với các bé cùng lứa để đánh giá sự phát triển của con.

Theo ý kiến của các chuyên gia, việc em bé 2 tuổi chưa biết nói không quá đáng lo ngại khi:

  1. Có những cách thể hiện sự quan tâm đến thế giới xung quanh. Bé thường dùng động tác chỉ tay để chỉ vào những món đồ yêu thích của mình, giúp mẹ hiểu rõ hơn những gì bé đang muốn.
  2. Dù chưa thành thạo ngôn ngữ, bé vẫn tỏ ra thông minh khi hiểu ý của cha mẹ và phản ứng tích cực khi nghe thấy tên mình được gọi. Điều này cho thấy bé đang chú ý và thích ứng với giao tiếp trong gia đình.
  3. Bên cạnh đó, bé còn biết cách sử dụng biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ để giao tiếp với người xung quanh. Những hành động này giúp bé thể hiện cảm xúc, nhu cầu và mong muốn mà không cần dùng đến lời nói.
  4. Đặc biệt, bé 2 tuổi cũng biết cách “càu nhàu” và dùng ngón tay chỉ chỏ vào các đồ vật. Đây là một dấu hiệu cho thấy bé đang cố gắng học hỏi và giao tiếp, dù chưa thể nói chính xác những từ ngữ.

em-be-2-tuoi-chua-biet-noi-co-sao-khong

IV. Làm sao dạy trẻ 2 tuổi tập nói

Trẻ phát triển khả năng giao tiếp theo từng giai đoạn khác nhau. Trong đó, 3 năm đầu tiên được coi là giai đoạn vàng để chẩn đoán và can thiệp kịp thời đối với trẻ chậm nói. Nếu không được can thiệp sớm, trẻ có thể bị hạn chế trong việc bày tỏ ý kiến và cảm xúc, gây ra những hành vi không phù hợp như căng thẳng và gây hấn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng kết bạn trong tương lai của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện  trong việc khám phá thế giới xung quanh.

Ba mẹ có thể tham khảo các cách sau đây để giúp trẻ 2 tuổi nhanh biết nói:

1. Dành nhiều thời gian tương tác hơn với bé

Hoạt động này nên được duy trì thực hiện hàng ngày. Khoa học đã chứng minh, nếu ba mẹ dành thời gian chơi và tương tác với con mỗi ngày, thì sẽ giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ cho bé.

Nếu bé nhà bạn chậm nói, bạn có thể dành thêm thời gian giao tiếp với bé mỗi ngày. Bạn có thể nói chuyện, hát hoặc khuyến khích con làm theo cử chỉ. Bạn nên thực hiện dần dần, mỗi ngày một ít. Cứ duy trì đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng chậm nói của bé sẽ được cải thiện.

2. Dạy bé phát âm những từ đơn giản

Ba mẹ có thể khuyến khích bé phát âm những chữ cái đươn. Khi bé phát âm được, thì ba mẹ bắt đầu dạy bé ghép chữ cái và phát âm các từ. Tất nhiên để bé dễ dàng tập nói, bạn nên cho bé phát âm những từ đơn giản, dễ hiểu. Bạn nên nhớ duy trì áp dụng mỗi ngày.

3. Đọc sách cùng với con

Thông qua hoạt động đọc sách, bé sẽ được tiếp xúc với ngôn ngữ và các hình ảnh. Nhờ đó mà bé dễ dàng hình thành khả năng ngôn ngữ của bản thân, tăng trí tưởng tượng.

4. Tập thể dục cho vòm miệng

Cấu trúc vòm miệng ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của bé. Vì vậy, để giúp bé nhanh nói hơn, ba mẹ có thể cho bé chơi với ống hút. Bằng cách chô bé hút nước lên và thổi ngược nước lại cốc để tạo ra bong bóng. Điều này sẽ giúp vòm miệng, vùng cơ hàm được cải thiện. Nhờ đó mà con sẽ muốn nói nhiều hơn.

Trong trường hợp bạn thực hiện các phương pháp trên mà tình trạng bé 2 tuổi chưa biết nói vẫn không có gì thay đổi, thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ cho bạn biết chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Việc em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn, lắng nghe và hỗ trợ con phát triển kỹ năng nói một cách hiệu quả. Hãy áp dụng các phương pháp hỗ trợ mà xedaychobe.vn nêu trên và kết hợp với sự hỗ trợ của các chuyên gia để giúp con yêu của bạn phát triển toàn diện hơn.

 

 

Xem thêm>

Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?

Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...

Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...

Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được

Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...

Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé

Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...

Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào

Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...

Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình

Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...

phone-icon
facebook-icon
zalo-icon