Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để có thể hạ sốt an toàn cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân gây sốt và cách xử lý khi bé bị sốt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nguyên nhân làm trẻ bị sốt và cách hạ sốt an toàn cho bé tại nhà nhé.
I. Sốt là gì và dấu hiệu nhận biết
Sốt ở trẻ sơ sinh là tình trạng gia tăng thân nhiệt tạm thời, khi nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn so với nhiệt độ bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có phản ứng với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hoặc các bệnh lý khác.
Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ cơ thể bình thường dao động từ 36,5 độ C đến 37,5 độ C. Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh vượt quá 38 độ C thì có thể được coi là trẻ đã bị sốt.
Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị sốt bao gồm:
- Thân nhiệt cao hơn bình thường
- Bé thấy khó chịu và không hoạt bát như trước
- Bé quấy khóc nhiều hơn
- Ăn ít và khát nước thường xuyên
- Mặt đỏ bừng
- Tăng tiết mồ hôi
- Cơ thể lạnh run
- Hơi thở nhanh, nhịp tim mạnh
Ngoài ra, trong một số trường hợp, sốt còn có thể gây ra các triệu chứng khác như khó thở, chán ăn, nôn mửa, co giật, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…. Dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách hạ sốt an toàn cho bé.

II. Nguyên nhân gây sốt thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có thể bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm nhiễm ở các bộ phận trên cơ thể, nhiễm virus, vi khuẩn, viêm phổi, cảm lạnh, sốt xuất huyết, viêm ruột, viêm dạ dày, mọc răng, sau tiêm chủng hoặc phản ứng với các thành phần của thuốc.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể, cha mẹ cần tìm cách hạ sốt cho bé một cách an toàn và hiệu quả, thay vì lạm dụng thuốc hạ sốt liên tục.
III. Bí quyết hạ sốt cho bé tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Có rất nhiều cách hạ sốt nhanh cho trẻ nhỏ mà phụ huynh có thể học hỏi và áp dụng ngay. Các phương pháp này đã được kiểm chứng đảm bảo an toàn, thực hiện đơn giản và không có tác dụng phụ:
- Bổ sung nhiều nước và ăn thức ăn lỏng: Khi bé sốt cao, cơ thể dễ mất nước. Vì vậy, hãy cho bé uống nhiều sữa, nước lọc, nước ép hoa quả, uống dung dịch điện giải và ăn các món dạng lỏng như súp, cháo. Điều này giúp bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bé.
- Lau người bằng nước ấm: Đây là một cách hạ sốt an toàn cho bé, thay vì cho bé tắm, bố mẹ hãy lau người cho bé bằng nước ấm để giảm sốt. Dùng khăn nhúng nước ấm lau tại các vị trí như trán, thái dương, bẹn, nách… trong thời gian khoảng 20 phút để nhiệt độ giảm về mức 37 độ C.
- Mặc đồ thoáng mát và rộng rãi: Mặc dù khi sốt bé thường bị lạnh, nhưng nếu ủ ấm thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên rất nhanh. Tốt nhất, bố mẹ hãy lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thoải mái để bé dễ chịu hơn.
- Sử dụng tinh dầu: Một số loại tinh dầu như quế, gừng, bạc hà… có tác dụng giúp cơ thể đổ mồ hôi, làm ấm hệ tuần hoàn và giảm nhiệt. Bố mẹ có thể xoa bóp cơ thể bé bằng tinh dầu hoặc nhỏ tinh dầu vào nước ấm, sau đó nhúng khăn lau người cho bé.
- Giảm áp lực cho bé: Khi bé bị sốt, hãy giảm áp lực lên cơ thể bé bằng cách cho bé nghỉ ngơi, đặt bé nằm thoải mái trong một không gian yên tĩnh và thoáng mát.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ: Cha mẹ có thể sử dụng quạt hoặc máy điều hòa để làm mát phòng, nên chỉnh nhiệt độ vừa phải để tránh bé bị lạnh.
- Sử dụng thuốc hạ sốt: Nếu phương pháp trên không giúp bé giảm sốt, cha mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc và hạn chế sử dụng quá liều. Đồng thời, cần chú ý không sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt cùng lúc.

Các loại thuốc hạ sốt thông dụng nhất là Paracetamol và Ibuprofen. Tuy nhiên, không nên sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như viêm gan và chảy máu. Nếu không chắc chắn về liều lượng và cách sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc hiệu thuốc.
IV. Lưu ý khi sử dụng các phương pháp hạ sốt cho bé
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hạ sốt an toàn cho bé, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây:
- Không sử dụng thuốc hạ sốt trước khi đo nhiệt độ của bé: Khi trẻ bị sốt nhẹ, bố mẹ không nên dùng thuốc hạ sốt ngay lập tức, vì rất có thể lúc này cơ thể của bé đang chống lại nhiễm trùng. Hãy đo nhiệt độ của bé để xác định mức độ sốt và quyết định áp dụng phương pháp hạ sốt phù hợp.
- Không lạm dụng thuốc hạ sốt: Mặc dù thuốc hạ sốt có thể giúp bé giảm sốt nhanh chóng, nhưng nếu sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên có thể gây tác dụng phụ đối với sức khỏe của bé.
- Không sử dụng nước lạnh hoặc đá để hạ sốt: Tắm nước lạnh hoặc dùng đá để giảm nhiệt độ của bé có thể gây sốc nhiệt và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
- Không dùng các mẹo dân gian để hạ sốt cho bé: Các mẹo dân gian như đắp lá trầu không, đắp khoai tây lên trán hay đặt bát đựng đá trên đầu có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
- Không sử dụng quá nhiều thuốc hạ sốt cùng lúc: Cơ thể của bé cần thời gian để đáp ứng thuốc hạ sốt, vì thế, mẹ không nên sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau.
Lưu ý: Nếu bé bị sốt cao không hạ, sốt không rõ nguyên nhân hoặc sốt kèm các triệu chứng nguy hiểm, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra. Tuyệt đối không tự ý mua và cho bé dùng thuốc để tránh các biến chứng nguy hiểm, đồng thời đến ngay bệnh viên để thăm khám kịp thời.
Tóm lại, sốt là một triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn 38.5 độ C, các bậc phụ huynh có thể thử áp dụng những cách hạ sốt an toàn cho bé mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết thay vì sử dụng thuốc. Hy vọng rằng những chia sẻ của Baby Moshi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích và thú vị.
Xem thêm>
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé
Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...
Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào
Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...
Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình
Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé