Tại sao trẻ hay lật khi ngủ – Trẻ ngủ nằm sấp nguy hiểm không ?

Trẻ con thường hay lật mình khi ngủ, và điều này thường khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, không có gì quá đáng lo về tình trạng này. Thực tế, việc trẻ con hay lật mình khi ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

TẠI SAO BÉ HAY LẬT KHI NGỦ

Trẻ hay lật khi ngủ là do cơ thể bé không cảm thấy thoải mái. Một số nguyên nhân khiến bé không yên giấc mà mẹ có thể tham khảo như:

Do cơ thể của bé chưa phát triển hoàn thiện, khiến xương cơ còn yếu. Do đó, bé có thể không ngủ ngon giấc và thường xuyên lăn lộn trong khi ngủ để tìm tư thế thoải mái.

Nếu bé đã ngủ nhiều trong ngày, thì vào ban đêm bé sẽ khó có thể ngủ tiếp, bé sẽ lật người qua lại để chơi thay vì nằm yên,

Trẻ hay lật khi ngủ cũng có thể là do đói hoặc do ăn quá no bị đầy bụng, đau do mọc răng hoặc cũng có thể là do tã ướt nên bé khó chịu,…

Bé thích thú khi nằm sấp, tư thế làm bé thoải mái nhất.

tai-sao-tre-hay-lat-minh-khi-ngu

TRẺ HAY LẬT KHI NGỦ – NGUY CƠ TIỀM ẨN

Tỷ lệ đột tử khi ngủ ở trẻ em cao nhất xảy ra trong độ tuổi từ 1 tháng đến 1 tuổi, đặc biệt đối với trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi. Thống kê cho thấy tỷ lệ đột tử khi ngủ ở bé trai cao hơn so với bé gái. Vì lý do này, tư thế nằm sấp khi ngủ không được khuyến khích cho trẻ em do các nguyên nhân sau:
  1. Tư thế này tăng nguy cơ mắc chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden Infant Death Syndrome – SIDS).
  2. Nằm sấp có thể tạo áp lực lên hàm của trẻ, làm hẹp đường thở và giảm lượng không khí lưu thông.
  3. Khi trẻ nằm sấp, mặt sẽ tiếp xúc với ga gối, làm hạn chế lưu thông không khí và tăng khí CO2.
  4. Nằm sấp trên một gối quá mềm cũng có nguy cơ đột tử cao.
  5. Trẻ nằm sấp có khả năng hít phải vi sinh vật trên đệm và gối.
  6. Trẻ sơ sinh có kích thước đầu khá lớn và lực ở cổ chưa đủ sức để lật lại khi nằm sấp.
  7. Nằm sấp khiến cho bụng trẻ tiếp xúc với đệm giường và làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, khó tản nhiệt, tích tụ mồ hôi gây ra chàm cho trẻ.
  8. Việc nằm sấp trong thời gian dài có thể ảnh hưởng khung xương khuôn mặt của trẻ, làm mất thẩm mĩ
Trẻ có nguy cơ ngạt thở do lật khi ngủ

Thực tế, các chuyên gia y tế cho rằng trẻ hay lật khi ngủ không phải lúc nào cũng nguy hiểm, việc này cũng là một cột mốc trong giai đoạn phát triển của con.

Thay vì cưỡng lại thói quen này bằng cách lật trẻ lại thì mẹ nên thiết lập không gian ngủ an toàn cho bé. Vì bé có thể tự chuyển từ nằm sấp sang nằm ngửa thì cũng rất dễ dàng trong việc quay ngược lại.

[Bật Mí] Các tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thông minh

LÀM SAO CHO BÉ KHÔNG LẬT KHI NGỦ

Sau đây là những cách giúp bé không lật khi ngủ:

1. Sử dụng gối chống lật: Gối chống lật được thiết kế đặc biệt để giữ trẻ ở tư thế ngủ an toàn, ngăn trẻ lật khi ngủ.

2. Lựa chọn tư thế ngủ an toàn cho trẻ:

  • Ngủ nghiêng: Đặt trẻ nằm nghiêng với một gối nhỏ giữa hai chân, giúp giữ thăng bằng và ngăn trẻ lật.
  • Ngủ ngửa: Tư thế an toàn nhất, giúp bé dễ dàng thở và không gây áp lực cho cơ thể như khi nằm sấp, nằm nghiêng.
Nằm nghiêng là tư thế an toàn

3. Điều chỉnh nhiệt độ phòng: Duy trì nhiệt độ phòng cho bé ổn định ở mức 26 độ C, tạo điều kiện cho trẻ ngủ ngon, không cựa quậy.

4. Làm sao cho bé không lật khi ngủ – Sử dụng nệm và chăn phù hợp: Để hạn chế bé lật lúc ngủ mẹ nên chọn nệm chất lượng tốt, không quá mềm hay quá cứng, và sử dụng chăn mỏng, thoáng để giúp trẻ ngủ thoải mái hơn.

5. Loại bỏ các vật nguy hiểm trong nôi: Đảm bảo chỗ ngủ của trẻ không chứa đồ chơi nhỏ, gối hoặc thú bông quá nhiều có thể chèn bé gây ngạt.

6. Có thể cho bé ngủ chung phòng và nằm riêng trên Nôi ngủ cho em bé, mẹ có thể thuận tiện quan sát và điều chỉnh tư thế nằm cho con.

Cách quấn chăn cho bé ngủ ngon – chống lật

Mẹo cho trẻ hết lật khi ngủ

Vài gợi ý giúp mẹ “huấn luyện” con nằm ngửa khi ngủ:

  • Đặt bé nằm ngửa ngay từ đầu giấc ngủ. Nếu bạn đặt con nằm nghiêng thì đó là vị trí thuận lợi để bé lật úp bụng xuống và nằm sấp.
  • Nếu bé nhà bạn được ít nhất 1 năm tuổi, đó là giai đoạn an toàn để bạn sử dụng một tấm chăn cho bé: dùng cúc cố định các mép chăn vào dưới đệm sau khi đã đặt bé ở tư thế nằm ngửa (chọn chăn có chiều dài để dễ cố định).
  • Khi cố định chăn, cần lưu ý sao cho không quá chặt để bé nghẹt thở nhưng cũng không quá lỏng lẻo khiến bé dễ dàng lật sấp. Để chân bé càng gần với đuôi chăn càng tốt.
  • Hoặc dùng cách quấn khăn cho bé ngủ ngon, giống như cuốn chăn ủ ấm cho bé sơ sinh nhưng đây là cách dành cho bé trên 1 tuổi. Giới hạn cử động chân tay của bé khi ngủ sẽ khiến bé không dễ lật sấp người được.
  • Đặt bé vào chăn mỏng, vắt mép chăn bên phải vào bên cánh tay trái của bé, mép chăn còn lại vắt sang phía đối diện nhưng là ở phía dưới cánh tay bé. Không cuốn chăn quá chặt và cũng không dùng cách này trong thời gian dài.
  • Tạo không gian ngủ thoải mái cho trẻ như sử dụng nôi ngủ gấp gọn
su-dung-noi-ngu-rieng-cho-tre-an-toan-giac-ngu
Sử dụng nôi ngủ riêng giúp trẻ an toàn giấc ngủ

Xem thêm:

Việc trẻ hay lật khi ngủ là điều bình thường và dường như không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu bạn lo lắng về sự an toàn của con, hãy thực hiện các biện pháp như trên để đảm bảo sự thoải mái cho trẻ khi ngủ nhé. Nếu vẫn cảm thấy bất an, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay từ bây giờ.

Xem thêm>

Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?

Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...

Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...

Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được

Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...

Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé

Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...

Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào

Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...

Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình

Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...

phone-icon
facebook-icon
zalo-icon