Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình ọ oẹ khi ngủ ?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình ọ oẹ là một hành vi phổ biến mà nhiều bậc cha mẹ thường quan sát thấy ở con mình. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ khi chúng vặn mình ọ oẹ không chỉ giúp cha mẹ yên tâm hơn mà còn đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ.

tai-sao-be-ngu-hay-van-minh-o-e.jpg
Trẻ hay vặn mình khi ngủ có ảnh hưởng gì không ?

I. Tại sao trẻ hay vặn mình vào ban đêm

Trẻ hay vặn mình có sao không ? Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc hay vặn mình là hoàn toàn bình thường. Điều này do trẻ chưa quen với môi trường mới, nhiệt độ và không khí xung quanh. Thêm vào đó, vỏ não của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn, khiến chúng nhạy cảm với âm thanh và theo thói quen vùng vẫy tay chân như khi còn trong bụng mẹ.

Thường thì tình trạng vặn mình và ọ oẹ chỉ kéo dài tối đa 2 giờ. Nếu bé nhà bạn không thức giấc quá nhiều trong vài tháng đầu, không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, một số lý do sau đây có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ bé :

A. Bé bị đầy hơi

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình ọ oẹ là do chúng bị đầy hơi. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, bé dễ bị đầy hơi sau khi bú sữa, gây cảm giác khó chịu và vặn mình.

B. Cảm giác khó chịu từ môi trường

Trẻ ngủ hay ọ ẹ do khó chịu từ môi trường xung quanh, như ánh sáng, nhiệt độ không phù hợp, quần áo chật chội, hay tiếng động lớn.

C. Do tã bị ướt

Trong lúc ngủ, đôi khi trẻ sơ sinh gồng mình, ọ ẹ, đây là dấu hiệu bé đang tiểu hay đại tiện. Sau khi đi vệ sinh, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu vì ướt át. Lúc này, mẹ nên kiểm tra tã hoặc bỉm của trẻ. Nếu tã hoặc bỉm ướt, cần thay ngay để trẻ có giấc ngủ tốt hơn.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như : Trẻ bị vàng da sau sinh, thiếu canxi hoặc do côn trùng cắn.

ta-uot-lam-tre-kho-chiu-o-e
Tã ướt làm trẻ khó chịu hay vặn mình

II. Làm thế nào để giảm thiểu việc bé vặn mình suốt đêm?

Phần lớn các trường hợp sẽ tự giảm dần mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này khiến trẻ thường xuyên ngủ kém, quấy khóc, nôn trớ, cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ ngay, không nên tự ý điều trị tại nhà.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm việc trẻ ngủ không yên và vặn mình:

A. Tạo môi trường ngủ thoải mái cho trẻ – Cách để bé không vặn mình khi ngủ

Nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Do đó, nên tạo môi trường ngủ thoải mái, nhiệt độ ổn định, yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng.

Mẹ cần thường xuyên giặt chăn, màn và vệ sinh phòng, ga giường, gối sạch sẽ để tránh gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.

Gợi ý ba mẹ là có thể sử dụng nôi ngủ cho bé để có không gian ngủ riêng biệt, thoải mái

giu-nhiet-do-phong-mat-me-cho-tre-ngu-ngon

B. Tạo tư thế ngủ khoa học

Để giảm thiểu việc trẻ sơ sinh ngủ vặn mình không sâu giấc, mẹ tập trẻ tư thế ngủ khoa học. Hãy cho trẻ nằm ngửa thay vì nằm úp, không nên quấn khăn quá chặt vì dễ khiến trẻ khó chịu.

Khi bé quấy khóc, vặn mình, mẹ nên nhẹ nhàng an ủi, vỗ về. Điều này sẽ giúp trẻ không còn cảm giác lo lắng, bất an, và giúp bé ngủ đêm ngon hơn.

Nằm ngửa hay nằm nghiêng – Tư thế nào tốt nhất cho trẻ

C. Mặc quần áo, tã bỉm thoải mái cho trẻ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình ọ oẹ do tã lót hoặc quần áo chật cũng là nguyên nhân thường gặp. Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ loại quần áo mềm mại, thoải mái và có khả năng thấm hút tốt.

Ngoài ra, cha mẹ nên chọn loại tã bỉm có khả năng thấm hút cao. Khi mặc tã bỉm cho trẻ, hãy tránh quấn quá chặt để không gây cảm giác khó chịu cho trẻ.

D. Cho bé ợ hơi sau khi bú sữa

Vỗ nhẹ lưng trẻ sau khi cho bú để giúp trẻ ợ hơi. Ngoài ra, thay đổi tư thế cho trẻ cũng giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm việc vặn mình trong giấc ngủ.

E. Thực hiện massage cho trẻ

Cha mẹ có thể thực hiện các bài tập massage nhẹ nhàng cho trẻ, như vỗ nhẹ bụng, nâng đỡ chân trẻ, massage đầu gối và khớp chân. Điều này giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu và vặn mình trong lúc ngủ.

massage-cho-tre-ngu-ngon-hon

Xem thêm :

Với những thông tin về việc trẻ sơ sinh hay vặn mình ọ oẹ như trên. Baby Moshi mong rằng sẽ giúp ích cho các phụ huynh trong việc chăm sóc và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé yêu nhà mình. Trường hợp trẻ vẫn tiếp tục vặn mình và có các triệu chứng khác kéo dài, nên đưa bé đi kiểm tra để có thể chẩn đoán và xác định tình trạng cụ thể, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm>

Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?

Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...

Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...

Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được

Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...

Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé

Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...

Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào

Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...

Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình

Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...

phone-icon
facebook-icon
zalo-icon