Méo đầu là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, khiến hình dáng đầu của bé không đều và gây lo lắng cho cha mẹ. Nguyên nhân chính của tình trạng này có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân và việc bé bị bẹp đầu lớn lên có hết không trong bài viết sau !
1. Hội chứng đầu bẹt ở trẻ là gì
Hội chứng đầu bẹt (hay còn gọi là hội chứng đầu phẳng) ở trẻ sơ sinh là một tình trạng khi hình dạng đầu của bé bị biến dạng, thường có dạng thon, dẹt hoặc méo mó. Đây là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và những trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi xương sọ của bé vẫn còn mềm và các khớp sọ chưa chắc chắn.

Hội chứng bé bị bẹp đầu không chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn có thể gây ra các vấn đề liên quan đến khớp hàm, rối loạn cơ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ. Vì vậy, việc phát hiện và khắc phục tình trạng này là rất quan trọng.
Dấu hiệu cho thấy bé bị bẹp đầu
Ba mẹ có thể nhận biết bẹp đầu ở trẻ qua các dấu hiệu sau:
- Hình dạng đầu không đối xứng: Một bên phần vùng đầu (thường là trẻ bị bẹp đầu phía sau) bị dẹp hơn so với bên còn lại. Điều này có thể làm cho đầu bé trông không đều và không đối xứng.
- Thiếu tóc: Phần vùng đầu bẹp thường ít tóc hơn so với các vùng khác trên đầu bé. Do áp lực và biến dạng, tóc có thể thưa và không mọc đều trên khu vực bị ảnh hưởng.
- Vị trí tai và trán: Khi quan sát từ trên xuống, tai ở phần vùng đầu bị dẹp sẽ bị đẩy phía trước. Đồng thời, trán cũng có thể nhô lên so với bên còn lại.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị méo đầu
Trẻ bị méo đầu có thể có nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Tư thế ngủ và nằm: Tư thế ngủ không đúng cách là nguyên nhân chính dẫn đến việc bé bị méo đầu. Trong giai đoạn sơ sinh, bé dành nhiều thời gian nằm ngủ và nếu nằm ngửa hoặc nằm nghiêng một bên trong thời gian dài, áp lực sẽ làm biến dạng đầu bé.

Áp lực khi còn trong tử cung: Trong quá trình mang thai, áp lực từ tử cung có thể gây tác động lên đầu thai nhi ( thường gặp khi mẹ có tử cung nhỏ), gây ra sự méo mó của hình dáng đầu. Đặc biệt, trong trường hợp thai nhi ở vị trí chéo, áp lực này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Cơ và xương: Một số trẻ có vấn đề về cơ và xương, gây ra sự không đối xứng và méo đầu. Các vấn đề này có thể bao gồm bất đồng về kích thước và độ mềm của các mô và xương trong đầu bé.
Chứng vẹo cổ: Trẻ có chứng vẹo cổ, cổ cứng hoặc khó quay đầu có nguy cơ cao bị méo đầu. Việc giữ một vị trí đầu cố định trong thời gian dài có thể dẫn đến biến dạng hình dáng đầu.
Tình trạng sinh non: Trẻ sinh non, tức là sinh trước 37 tuần, cũng có nguy cơ cao bị méo đầu. Hộp sọ của trẻ sinh non còn mềm hơn và chưa phát triển đầy đủ, dễ dẫn đến biến dạng đầu.
Đồ dùng của bé: Một nguyên nhân nhiều người không nghĩ đến chính là những đồ dùng thường ngày của bé như : Ghế ngồi xe hơi cho bé, xe đẩy trẻ em, nôi ngủ……Là những vật dụng làm trẻ phải tựa đầu hoặc nằm trên đó. Vì vậy khi con bạn ngủ một thời gian dài trên những vật dụng đó cũng có nguy cơ gây ra méo đầu cao hơn.
Việc nhận biết và hiểu được các nguyên nhân trên sớm giúp ba mẹ có thể khắc phục được tình trạng méo đầu sớm cho bé.
3. Bé bị bẹp đầu có nguy hiểm không ?
Trẻ bẹp đầu có kém thông minh hay nguy hiểm gì không ? Tình trạng này không gây nguy hiểm vì thường không ảnh hưởng đến não và hình dáng đầu có thể tự điều chỉnh theo thời gian. Tuy nhiên, trong những trường hợp đầu phẳng ở mức độ trung bình và nặng, có thể gây ra một số vấn đề cho sức khỏe và phát triển của trẻ, bao gồm:
Loạn thị: Đầu phẳng có thể gây ra các vấn đề về thị giác, như loạn thị hoặc thiếu thị.
Chậm phát triển: Trẻ bị đầu phẳng mức độ nặng có thể có sự chậm phát triển về mặt thể chất và trí tuệ so với trẻ bình thường.
Vấn đề ăn uống, nói chuyện: Đầu phẳng có thể ảnh hưởng đến cơ hàm và lưỡi, gây khó khăn trong việc ăn uống, phát âm và nói chuyện.

Vấn đề thính lực: Nguy cơ nghe kém do ảnh hưởng đến cấu trúc tai.
Động kinh: Một số trường hợp đầu phẳng nặng có thể liên quan đến sự phát triển các cơn động kinh.
Vẹo cột sống: Do cấu trúc đầu không cân xứng trong thời gian dài, gây nên áp lực dẫn đến vẹo cột sống.
3.1 Bé bị bẹp đầu lớn lên có hết không ?
Trẻ bị bẹp đầu khi còn nhỏ có thể tự phục hồi và hình dáng đầu của bé sẽ được cải thiện theo thời gian khi lớn lên. Trong giai đoạn phát triển sơ sinh, hộp sọ của bé còn mềm và dễ bị tác động. Khi bé bắt đầu ngồi, bò và đứng thẳng, sức ép và tác động từ hoạt động này có thể giúp hộp sọ của bé dần trở nên đều đặn và hình dáng đầu sẽ cải thiện.
Tuy nhiên, nếu bẹp đầu của bé là mức độ nhẹ và được chẩn đoán và điều trị kịp thời, khả năng hồi phục là rất cao. Trong trường hợp bẹp đầu nặng hơn hoặc liên quan đến các yếu tố khác, có thể cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có đánh giá chi tiết và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Nguồn : https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-bi-bep-dau-co-tron-lai-duoc-khong/
3.2 Phòng ngừa hội chứng đầu phẳng như thế nào?
Thay đổi vị trí đầu khi bé ngủ: Cha mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế cho bé trong quá trình ngủ, đổi vị trí nghiêng đầu qua trái và qua phải. Quan trọng là không để bé nằm một tư thế trong thời gian dài.
Thay đổi hướng nằm của bé: Trong quá trình bé nằm chơi trong giường cũi, hãy thay đổi hướng nằm của bé lần lượt để đầu bé hướng về đầu cũi và hướng về cuối cũi. Điều này giúp trẻ không nằm ở một tư thế cố định, khuyến khích bé quay đầu và nhìn về nhiều hướng khác nhau, từ đó làm cho đầu bé linh hoạt hơn.
[Bật Mí] Các tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thông minh
Trẻ sơ sinh bị méo đầu là vấn đề thường gặp và không gây nguy hiểm cho trẻ, tuy nhiên ba mẹ cần phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp mà Baby Moshi nêu trên để phòng tránh trường hợp này.
Xem thêm>
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé
Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...
Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào
Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...
Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình
Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không ? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé