Không chỉ những bé lớn trong tuổi đến trường mà trẻ sơ sinh bị gù lưng không phải là một tình trạng hiếm gặp. Nhất là với những trẻ mới tập ngồi. Nếu không chưa trị hoặc khắc phục, tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới khi bé lớn làm trẻ mất tự tin về ngoại hình của mình.
Cùng tim hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gù lưng ở trẻ sơ sinh nhé
1. Những nguyên nhân chính dẫn đến trẻ sơ sinh bị gù lưng
+ Bệnh gù lưng ở trẻ em là tình trạng loạn sản sụn đốt sống và đĩa đệm ở vùng cột sống ngực thứ 7 đến thứ 11. Gây ảnh hưởng đến cột sống ở thắt lưng, nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
Nguyên nhân chính dẫn đến gù lưng ở trẻ là do:
- Ba mẹ bế con sai tư thế.
Bế bé thẳng người sớm hoặc những mẹ ôm con quá nhiều dẫn đến trẻ sơ sinh ngồi bị cong lưng. Xương trẻ còn rất yếu đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên, bé được mẹ bế trong tư thế thẳng đầu sẽ vô hình tạo áp lực lên xương dẫn đến các dị dạng.

Phần cổ yếu ớt của trẻ không nâng nổi phần đầu – dẫn đến tình trạng cong vẹo xương cổ và vai. Nhiều mẹ có thói quen ôm và đặt con nằm sấp áp bụng vào để “tu ti”. Nhưng đây là sai lầm rất lớn. Việc nằm sấp sẽ khiến bé bị cản trở hô hấp.
Nếu nằm trong tình trạng gồ ghề trong thời gian dài như vậy thì gù lưng rất dễ xảy ra

- Cho trẻ ngồi xe tập đi sớm
Việc ngồi xe tập đi cũng ảnh hưởng tới cột sống của trẻ. Thêm vào đó, khi bé nhún chân, nhoài người để cố chạy theo đà của xe. Vô tình tạo thói quen đi nhấc gót chân ảnh hưởng xấu đến dáng đi sau này.
- Cho bé nằm võng thường xuyên, không sử dụng nệm lót ở dưới
Đối với những mẹ thường xuyên sử dụng võng cho con ngủ thì nguy cơ trẻ bị gù lưng tăng cao, khiến cho cột sống bị ảnh hưởng theo hình dạng của võng.
- Do tử cung của mẹ

Cấu trúc tử cung của người mẹ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị gù lưng.
Trong quá trình tăng trưởng của thai nhi trong tử cung có thể gặp những áp lực bất thường, các vùng cơ tử cung sẽ chèn ép, xô đẩy khiến thai nhi nằm ở tư thế cong lưng gây ra tình trạng trẻ gù lưng khi vừa chào đời.
Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không ?
Bạn có thể tập ngồi sớm cho bé, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ như bợ trước ngực bé, tránh để bé nhoài người về phía trước và không nên cho bé ngồi quá lâu. Bình thường, trẻ bắt đầu tập ngồi vào khoảng 4-7 tháng tuổi. Trước khi trẻ có thể ngồi được một mình, bạn nên đảm bảo rằng trẻ đã phát triển đủ sức mạnh cơ bắp và khả năng cân bằng.
> > > Xem ngay cách tập ngồi cho bé : https://xedaychobe.vn/tre-may-thang-thi-tap-ngoi-duoc/
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị gù lưng
Lưng trẻ bị gù hoặc cong vẹo cột sống diễn ra ở nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, cong ít hoặc nhiều. Đặc biệt ở những bé sơ sinh thì lại càng rất khó để nhận biết, theo thời gian khi mức độ cong trở nên nặng hơn thì ba mẹ mới phát hiện ra khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.
Cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh thường diễn ra ở nhiều mức độ. Từ nhẹ đến nặng, cong ít hoặc cong nhiều. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị gù lưng như sau:
- Cột sống bị biến dạng khi nhìn nghiêng.
- Vai nghiêng và không cân đối. Một bên sườn nổi rõ hơn bên đối diện.
- Vòng eo không đều.

- Chân này có vẻ dài hơn chân kia.
- Ngoại hình của trẻ nhìn từ tổng thể sẽ nghiêng sang một bên.
- Đầu bé không nằm giữa hai vai.
- Bé sẽ không có bất kỳ biểu hiện nào của sự đau đớn, trừ khi tình trạng này nặng ra.
- Lưng bé có đốt sống nhô lên bất thường.
- Kết quả chụp X – Quang sẽ cho thấy bé bị thiếu hoặc thừa đốt sống
Phải làm sao để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngồi bị cong lưng
Giai đoạn sơ sinh là lúc khung xương bé đang phát triển và thành hình, là nền tảng quan trọng quyết định đến hệ xương của trẻ khi trưởng thành.
Vì vậy cần tránh các sai lầm trong việc chăm sóc bé gây ảnh hưởng không mong muốn đến vóc dáng trẻ. Tùy vào mức độ cong của cột sống sẽ có cách
Giai đoạn sơ sinh là thời kỳ hệ xương của trẻ phát triển và thành hình làm nền tảng quan trọng quyết định đến hệ xương của trẻ sau khi trưởng thành. Vì vậy, trong giai đoạn này, cha mẹ nên tránh các sai lầm trong cách chăm sóc trẻ để tránh trẻ sơ sinh bị gù lưng ảnh hưởng đến vóc dáng, sức khỏe về sau của bé.
Tùy vào mức độ cong của cột sống sẽ có biện pháp khác nhau
Lưng cong nhẹ từ 10 – 25 độ:
Mức độ này nhẹ và ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra cột sống bé thường xuyên và tự điều chỉnh thông qua việc thay đổi cách chăm sóc trẻ của mình :
- Điều chỉnh cách bế:
Ba mẹ nên bế nằm bé, để đầu cao va cong theo vòng tay. Khi phải bế thẳng phải dùng tay đỡ phần vai và cổ trẻ, hoặc áp sát bé dựa vào người để xương bé có điểm tựa.
- Có nên kê gối cho trẻ không?
Cột sống của trẻ sơ sinh ở giai đoạn trước 2 tuổi không có đốt sống cong tự nhiên như của người lớn. Thêm vào đó, trọng lượng không cân xứng giữa thân người – đầu (đầu chiếm ¼ trọng lượng cơ thể) khiến cho bé cần được nằm một cách tự nhiên trên một mặt phẳng.
Điều này giúp cột sống thẳng và không bị cong vẹo ngay từ bé.
Chính vì vậy, đối với người lớn, một chiếc gối rất cần cho một giấc ngủ ngon. Nhưng với trẻ sơ điều này hoàn toàn không cần thiết. Cha mẹ chỉ nên dùng một tấm khăn sữa mỏng lót đầu để thấm mồ hôi cho bé là đủ.

- Tắm nắng cho trẻ thường xuyên
Không thể bỏ qua lợi ích tuyệt vời của việc tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm, giúp bổ sung Vitamin D, qua đó hỗ trợ quá trình hấp thu canxi tốt hơn, giúp xương chắc khỏe và cứng cáp hơn.
Ngoài ra sữa mẹ cũng là một nguồn bổ sung Vitamin D và canxi tốt nhất cho trẻ.
> > Xem thêm : Lợi Ích Tuyệt Vời Của Việc Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh

Trường hợp trẻ bị gù lưng nặng và vừa
Ở tình trạng này, gù lưng ở trẻ tiến triển nặng hơn. Cho nên ba mẹ cần đến cơ sở y tế ngay để tiến hành kiểm tra. Bác sĩ sẽ là người quyết định phương pháp điều trị gù lưng cho bé.
Phương pháp điều trị thông thường là sử dụng áo nẹp chỉnh hình, vận động vật lý trị liệu… Trong trường hợp nặng nhất thì phải phẩu thuật.
Để có thể bảo vệ vóc dáng và giúp cho bé phát triển một cách tốt nhất, ba mẹ cần chú ý nhiều hơn trong các thói quen chăm sóc bé hằng ngày.
Hy vọng qua bài viết này phần nào sẽ giúp phụ huynh có thêm nhiều thông tin về trẻ sơ sinh bị gù lưng, qua đó có thể phát hiện kịp thời và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất
Xem thêm>
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Xe tập đi tròn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi muốn giúp...
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, việc xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa là...
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trong hành trình chăm sóc và phát triển cho bé yêu của bạn, việc lựa chọn các sản...
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé
Giai đoạn từ 9 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển vận...
Rem sáng là gì ? Giấc ngủ Rem ở trẻ sơ sinh có vai trò như thế nào
Có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Rem” trong giấc ngủ, đúng không? Nhưng liệu bạn...
Áp dụng ngay mẹo dân gian giúp trẻ ngủ ngon, không giật mình
Ngủ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ...
Bé mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi – Xe tập đi tròn có nguy hiểm không ?
Cách nằm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh : Tư thế tốt nhất cho bé
Có nên mua ghế tập ngồi cho bé không ? Bé mấy tháng dùng được
Trẻ 9 tháng chưa biết ngồi có sao không? Tìm hiểu về sự phát triển vận động của bé